Tế bào ung thư sẽ không nghỉ ngơi

Vào tháng 9 vừa qua, tôi đã tham dự hội nghị thường niên của Hiệp hội ung thư châu Âu diễn ra tại Vienna với tư cách là thành viên. Sau khi hội nghị kết thúc, tôi đã tranh thủ tận hưởng một kỳ nghỉ ngắn tại Prague và Budapest. Cả Prague và Budapest đều là những thành phố đáng yêu với bề dày lịch sử và nét văn hóa đậm chất châu Âu. Các điểm tham quan, ẩm thực địa phương và không khí mùa thu nơi đây đã làm tôi say đắm. Chắc hẳn bạn cũng có cho mình nhiều kỷ niệm tuyệt vời sau những kỳ nghỉ.

Chúng tôi, các bác sĩ ung thư, đã sử dụng một thuật ngữ khá mơ mộng để mô tả khoảng thời gian giữa các đợt hóa trị chuyên sâu mà bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối phải trải qua: kỳ nghỉ điều trị. Trong điều trị ung thư tiến triển, việc chữa khỏi hoàn toàn thường là điều bất khả thi. Mục tiêu thực tế hơn trong kiểm soát ung thư: tạm ngừng, thu nhỏ và ngăn chặn nguy cơ lây lan. Chiến lược điều trị trước đây thường gồm các giai đoạn: điều trị cho bệnh nhân bằng một đợt hóa trị chuyên sâu để căn bệnh thuyên giảm, sau đó dừng lại và theo dõi. Thuyên giảm nghĩa là toàn bộ hoặc một phần tế bào ung thư biến mất sau khi điều trị.

Vì không thể chữa khỏi hoàn toàn ung thư tiến triển và gốc rễ của căn bệnh này vẫn còn nên tế bào ung thư chắc chắn sẽ phát tác trở lại sau khi ngừng điều trị. Khi căn bệnh ung thư một lần nữa tiến triển trong cơ thể thì bệnh nhân lại tiếp tục được điều trị hóa trị để áp chế các tế bào này. Trên thực tế, một số bệnh nhân tận dụng thời gian ngừng điều trị để đi nghỉ mát. Thật không may, ung thư lại không “nghỉ ngơi”.

Vấn đề nằm ở chỗ: Khi ung thư hoạt động trở lại trong “kỳ nghỉ điều trị”, tình trạng của một số bệnh nhân chuyển biến xấu rất nhanh và các bác sĩ không kịp điều trị để ngăn chặn căn bệnh tiến triển. Kỳ nghỉ rốt cuộc lại trở thành lần cuối cùng. Tư duy về chiến lược mới đang ngày một được ủng hộ. Sau khi kiểm soát thành công ung thư qua một đợt hóa trị chuyên sâu, tôi thường chuyển sang điều trị cường độ thấp hơn để tiếp tục kìm hãm tế bào ung thư thay vì tạm dừng hoàn toàn.

Khoảng thời gian liên tục kiểm soát có thể khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư tiến triển và tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. “Tôi cho rằng ung thư không khác gì đái tháo đường. Không ai khỏi được,” ông K, một quý ông Trung Quốc ở độ tuổi giữa sáu mươi, chia sẻ. Tôi vừa mới báo tin cho anh T. Sau khi thực hiện một loạt xét nghiệm, kết quả cho biết anh mắc bệnh ung thư phổi tiến triển.

Cho đến ngày nay, ung thư phổi tiến triển vẫn là một căn bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Anh T cũng mắc chứng đái tháo đường trong mười lăm năm qua. Anh luôn cẩn thận uống thuốc trị đái tháo đường mỗi sáng. Trong ba năm qua, anh đã phải tự tiêm insulin hai lần một ngày để kiểm soát lượng đường trong máu. Sau khi biết không thể thoát khỏi căn bệnh ung thư giai đoạn cuối, anh K đã hiểu được điểm giống nhau với tình trạng đái tháo đường trước đó của mình. Ung thư giai đoạn cuối và đái tháo đường đều không thể chữa được.

Có thể chuyển biến tình trạng ung thư tiến triển thành tình trạng như chứng đái tháo đường, nghĩa là không thể chữa trị hoàn toàn nhưng vẫn có khả năng kiểm soát để sống tiếp? Đây là mục tiêu của phương pháp điều trị duy trì. Vì không có khả năng chữa khỏi hầu hết các dạng ung thư tiến triển nên tôi sẽ phải cố gắng mang đến kết quả tốt nhất: cố gắng chuyển biến tình trạng bệnh giống với chứng đái tháo đường. Mặc dù thời gian kiểm soát ung thư tiến triển không dài như chứng đái tháo đường nhưng được sống thêm một ngày là thêm hy vọng.

Nhiều bệnh nhân mong đợi điều gì trong kỳ nghỉ? Với các công nghệ hoá trị tân tiến và liệu pháp nhắm mục tiêu gây ra ít tác dụng phụ, giờ đây bệnh nhân có nhiều lựa chọn chuyển sang hóa trị nhẹ nhàng hơn để duy trì cả việc kiểm soát ung thư và chất lượng cuộc sống. Nếu có thể, điều tốt nhất dành cho bệnh nhân là không lựa chọn giữa duy trì kiểm soát ung thư và đi nghỉ dưỡng. Trên thực tế, nhiều bệnh nhân của tôi vẫn đi nghỉ trong thời gian tiếp nhận điều trị. Tôi có thể đề nghị họ ghé thăm Prague và Budapest.

Bài viết này là lời bộc bạch của Tiến sĩ Wong Seng Weng, Giám đốc y tế và Bác sĩ tư vấn chuyên khoa ung thư tại The Cancer Centre, một cơ sở khám chữa bệnh của tập đoàn Singapore Medical Group (SMG).

Dr Wong Seng Weng

Dr Wong Seng Weng

At The Cancer Centre (TCC), Dr Wong Seng Weng and his medical oncology team are focusing their expertise on implementing preventive measures, actively conducting screening and providing innovative, targeted treatments for adult cancers, as well as using proven technologies to ensure optimal patient safety and comfort.

Dr Wong, a visiting consultant medical oncologist at Mount Elizabeth Hospital (Novena) and Mount Elizabeth Hospital (Orchard), holds the appointment of Adjunct Clinician Scientist at the Institute of Bioengineering and Nanotechnology in the Agency of Science, Technology and Research (A*STAR). He is also an active member of the American Society of Clinical Oncology, European Society of Medical Oncology and Singapore Society of Oncology.

Share This:

Được thành lập vào năm 2005, Tập đoàn Y tế Singapore (SMG) là một tổ chức chăm sóc sức khỏe với mạng lưới các nhà cung cấp chuyên khoa tư nhân trên bốn trụ cột đã được thiết lập - Thẩm mỹ, Chẩn đoán hình ảnh & Sàng lọc, Ung thư và Sức khỏe Phụ nữ và Trẻ em. Tại Singapore, SMG có hơn 40 phòng khám có vị trí chiến lược ở trung tâm Singapore và các khu trung tâm. Ngoài Singapore, SMG cũng đã có mặt tại Indonesia, Việt Nam và Úc. Tìm hiểu về chính sách bảo mật của chúng tôi tại đây.

Xem các phòng khám khác: